HOTLINE: 1900 63 3636

The Best from Czech Republic

Tòa nhà Zodiac, số 19 Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Bí quyết xử lý hăm tã ở trẻ

Hầu hết cha mẹ có con nhỏ nhất là trẻ sơ sinh đều quan tâm đến cách điều trị hăm tã vì đây là triệu chứng khá phổ biến. Trẻ bị hăm tã thường có biểu hiện các vùng da ở hậu môn, hang, vùng kín… bị tấy đỏ. Nếu tình trạng này kéo dài có thể xuất hiện các vảy mỏng, mụn nước… khiến trẻ khó chịu, thường xuyên quấy khóc. Để biết cách xử lý hăm tã cho con bố mẹ cũng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Ngưng sử dụng tã, bỉm cho con

Những biểu hiện đầu tiên cho thấy trẻ bị hăm tã đó là xuất hiện những vết tấy đỏ ở khu vực đóng tã, bỉm khiến con bị đau rát. Mẹ cần dừng ngay việc đóng bỉm cho con khi thấy những hiện tượng này để vùng mông trẻ được thông thoáng, ngăn ngừa bệnh chuyển xấu. Nếu mẹ tiếp tục đóng bỉm cho con sẽ tạo ra những cọ xát giữa vùng bị hăm với bỉm khiến con càng đau hơn và bệnh nặng hơn.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Để tránh bị nhiễm trùng mẹ cần đặc biệt vệ sinh cá nhân cho con sạch sẽ nhất là vùng bị hăm. Mẹ nên rửa vùng kín và vùng bị hăm sạch sẽ bằng nước ấm và lau khô bằng khăn vải mềm. Khi vệ sinh cho bé mẹ cần phải nhẹ nhàng để tránh xây xước da và làm con đau.

Áp dụng các biện pháp dân gian

Khi bé mới bị hăm mẹ có thể áp dụng những biện pháp dân gian để điều trị cho bé.

– Dùng lá khế: giã nhuyễn một nắm lá khế nhỏ cùng muối, sau đó lọc với nước đun sôi để nguội. Sau đó dùng khăn mềm hoặc bông y tế thấm nước và bôi vào vùng hăm cho bé.

– Cỏ roi ngựa: nghe có vẻ lạ nhưng loại cỏ này có thể giúp con hết hăm tã. Đem phơi khô hoặc sao khô lên sau đó cho vào nước sôi hãm khoảng 15 phút. Sau đó dùng khăn mềm thấm nước chấm vào vùng hăm của trẻ.

– Lá chè xanh: rửa sạch lá vối và đun sôi lên, để nguội rồi lọc lấy nước. Mẹ vệ sinh vùng hăm cho bé bằng nước này 3 lần/ngày có thể cải thiện tình trạng rõ rệt.

Chú ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bé

Chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân khiến con bị hăm vì nó sẽ làm thay đổi thành phần phân của trẻ. Chính vì thế, mẹ cần loại bỏ những món ăn có tính axit cao như: cà chua, mâm xôi, việt quất…ra khỏi chế độ ăn hàng ngày của bé.

Mẹ phòng ngừa hăm tã cho con như thế nào?

·        Thường xuyên thay tã bỉm cho trẻ (3-4h/lần) kể cả khi tã bỉm chưa bẩn hay ướt. Thay bỉm ngay cho trẻ nếu trẻ đi vệ sinh

·        Chỉ dùng bỉm cho con khi thực sự cần thiết

·        Vệ sinh sạch sẽ bằng nước ấm cho con trước khi đóng tã, bỉm mới.

·        Không dùng giấy ướt, xà phòng có nhiều hóa chất dễ gây kích ứng da

Mẹ cần lưu ý gì khi con bị hăm tã

·        Nếu con bị hăm tã bố mẹ nên tạm dừng việc cho con sử dụng bỉm mà chuyển sang dùng tã dạng vải

·        Thay tã và vệ sinh cho con ngay sau khi con đi vệ sinh

·        Khi vệ sinh cho con bố mẹ cần dùng khăn mềm hoặc bông y tế để tránh gây tổn thương da bé. Không dùng những loại khăn ướt có cồn để vệ sinh cho con.

·        Giữ gìn nơi ở, giường ngủ của con sạch sẽ, thoáng mát

 

Hăm tã ở trẻ nhỏ khá phổ biến và là bệnh lý có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu vết hăm chuyển biến xấu như có mụn nước, mủ hay lở loét, con sốt… mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.